Khi nền kinh tế đang vào thời kì hoàng kim của nó, có những năm, tăng trưởng GDP bình quân của Việt nam đã lên tới hai con số. Đó là những con số đáng mơ ước của một kinh tế mới nổi, người ta chỉ quan tâm vào những thành quả của nó, cười vui với những kết quả đạt được mà quên đi những lỗ hổng của nó. Để đến một ngày “tức nước thì vỡ bờ”, cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thế giới chỉ là một nhân tố thúc đẩy sự bục vỡ của lớp vỏ bọc bên ngoài của nó mà thôi.

Chính sự thất bại hàng loạt này, các doanh nghiệp mới chịu nhìn nhận lại những hậu quả mà mình gây ra. Những con số vô tri vô giác kia, nếu thích người ta có thể thay đổi hoặc đánh bóng để các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý lầm tưởng về nó. Nhưng ai có thể ngờ rằng chính sự bóng bẩy đó lại đẩy doanh nghiệp đến với bờ vực của sự phá sản.

Ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP. HCM

Sở dĩ có sự chênh lệch lợi nhuận trong báo cáo tài chính trước và sau soát xét của doanh nghiệp, trước hết do thị trường chưa có hình thức kỷ luật nào về sai sót này, nên doanh nghiệp không thấy có trách nhiệm phải làm thật chuẩn mực. Họ chỉ cố nộp báo cáo tài chính cho đúng hạn để tránh bị phạt, còn thông tin trong báo cáo tài chính liệu đã chuẩn xác chưa thì tính sau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp quên mất rằng, thị trường có những hình thức kỷ luật của nó và nếu tình trạng “vênh” nhau này cứ lặp lại, nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp đó và tất nhiên sẽ loại bỏ cổ phiếu đó ra ngoài danh mục đầu tư.

Cũng không loại trừ trường hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp có nhiều khoản không rõ ràng, đắn đo không biết bút toán ra sao. Đến khi kiểm toán vào cuộc, những khoản không minh bạch này bị xuất toán trở lại. Cũng có lý do sai số là do báo cáo tài chính của các công ty con gây ra.

Vậy có cách nào để chúng ta nhận biết được đâu là những con số ảo hay không? thật là khó phải không các bạn? có chế tài nào để quy kết trách nhiệm với những con số hay không? nói dễ nhưng làm khó, ai có thể cân đong đo đếm được ảnh hưởng của một doanh nghiệp tới cả một nền kinh tế? cách tốt nhất vẫn chính là nhận thức của các doanh nghiệp về sự trung thực mà thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *