Như thế nào là chi phí bị khống chế ?

Các khoản chi phí nào khi doanh nghiệp chi tiền thuộc về phần chi phí bị khống chế ?

Cách xác định chi phí khống chế ?

Những thay đổi của về khoản chi phí khống chế này đã thay đổi như thế nào ?

Hôm nay Kimi Training sẽ giúp các bạn hiểu và xác định khoản chi phí này hơn trong công tác kế toán

Thời điểm quá khứ: xét quy định tại Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 tại điểm 2.19 khoản 2 điều 6 liệt kê các khoản chi phí nằm trong diện chi phí bị khống chế gồm những loại chi nào

Chi phí bị khống chế là những khoản chi vượt quá 10% tổng số chi được trừ, những khoản chi phí khống chế bao gồm chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp mới thành lập thì mức chi phí này sẽ là 15% trong ba năm đầu, bắt đầu từ lúc được thành lập. Các khoản khống chế trên không bao gồm các khoản chi môi giới bảo hiểm; hoa hồng trả cho đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá; hoa hồng trả cho nhà phân phối của các công ty bán hàng đa cấp; các khoản chi phát sinh trong nước ngoài nước, chi phí nghiên cứu thị trường…; chi báo biếu, báo tặng.

 

Thời điểm hiện tại: căn cứ theo quy định tại thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn luật thuế TNDN và NĐ số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định (Thông tư 78 thay thế cho Thông tư 123) tại điểm 2.21 khoản 2 điều 6 có quy định chi phí không được trừ gồm các chi phí bị khống chế là những “khoản chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá mua của hàng hóa bán ra bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Đối với hoạt động kinh doanh đặc thù như xổ số, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược, casino thì tổng chi phí được trừ không bao gồm chi phí trả thưởng.”

=> ở quy định mới này thì chiết khấu thanh toán đã không còn nằm trong chi phí bị khống chế.

 

Cách xác định chi phí bị khống chế chiếm bao nhiêu phần trăm.

Ví dụ 1: Ở một công ty có hoạt động thương mại có báo cáo kết quả kinh doanh như sau

 

Chỉ tiêu Số tiền (đ)
I. Doanh thu (TK 511) 5.000.000.000
II. GVHB (TK 632) 3.000.000.000
III. Lợi nhuận thuần (I-II) 2.000.000.000
IV. Doanh thu hoạt động TC (TK 515) 100.000.000
V. Chi phí tài chính (TK 635) 120.000.000
VI. Chi phí bán hàng (TK 641)- Trong đó chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi 1.000.000.000500.000.000
VII. Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642)- Trong đó chi tiếp khách 600.000.000120.000.000
VIII. Thu nhập khác 40.000.000
IX. Chi phí khác 35.000.000

 

Tổng chi phí bị khống chế (CPKC) = 500.000.000 + 120.000.000 = 620.000.000 đ

Do Công ty hoạt động thương mại nên tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.

Tổng số chi được trừ (TC) = V + VI + IX – CPKC = 120.000.000 + 1.000.000.000 + 600.000.000 + 35.000.000 – 620.000.000 = 1.135.000.000 đ

Tỷ lệ chi phí bị khống chế = CPKC / TC = 620.000.000/1.135.000.000 = 54.62%

Tỷ lệ vượt quá mức khống chế là 54.62% – 15% = 39.62%

=> Chi phí khống chế được trừ khi tính thuế TNDN: 1.135.000.000 * 15% = 170.250.000 đ

=> Chi phí không được trừ sẽ là 620.000.000 – 170.250.000 = 449.750.000 đ

 

Ví dụ 2: Công ty về hoạt động sản xuất có báo cáo kết quả kinh doanh (số liệu như ở ví dụ trên)

Tổng chi phí bị khống chế (CPKC) = 500.000.000 + 120.000.000 = 620.000.000 đ

Tổng số chi được trừ (TC) = II + V + VI + VII + IX – CPKC = 3.000.000.000 + 120.000.000 + 1.000.000.000 + 600.000.000 + 35.000.000 – 620.000.000 = 4.135.000.000 đ

Tỷ lệ khống chế = 620.000.000/4.135.000.000 = 14.99%

Khoản chi phí khống chế được tính vào chi phí được trừ vì vẫn còn nằm trong định mức cho phép.

ke-toan-thuc-hanh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *