Nói tới hai chữ “giáo dục” (education) mọi người thường nghĩ: giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào  tạo, chỉ bảo: người lớn dạy bảo trẻ nhỏ, người biết chỉ cho người chưa biết… Ngoài ra giáo dục có thể là tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên “Giáo dục” thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác. Trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Qúa trình Giáo dục có thể được chia thành các giai đoạn: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục phổ thông …

IMG_7712

Giáo dục học là một ngành khoa học nghiên cứu cách thức đào tạo mẫu người phù hợp với yêu cầu xã hội với tư cách là một nhân cách, trên cơ sở đó thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm đạt tới kết quả tối ưu trong các điều kiện xã hội nhất định. Trong quá trình nghiên cứu và xác định đối tượng, giải quyết các nhiệm vụ của mình, tìm ra các quy luật trong giáo dục, Giáo dục học ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của giáo dục.

Giáo trình “Giáo dục học” thường được chia thành 3 phần:

Phần I: Những vấn đề chung của giáo dục học

Phần II: Lý luận giáo dục học

Phần III: Lý luận dạy học.

Những ai muốn quan tâm và tìm hiểu về Giáo dục học có thể tham khảo các tài liệu sau:

  1. Th.S Bùi Thanh Huyền. Giáo trình Giáo dục học đại cương. Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3, NXB Giáo dục
  2. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên). Giáo trình giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2007
  3. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức. Giáo dục học đại cương.
  4. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2000
  5. Nguyễn Thị Xuân Thanh. Giáo trình Lý luận giáo dục, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1, NXB Hà Nội.
  6. Thái Duy Tuyên. Những vấn đề chung của giáo dục học, NXB Giáo dục, năm 1998
  7. Luật Giáo dục 2005 ký ngày 14/06/2005 (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An ký).

Công ty CP Phát triển Đào tạo Kimi mong muốn học viên của mình luôn luôn học tập, làm việc bám vào lý thuyết để thực hành và kết hợp với trải nghiệm trong cuộc sống để có nhiều kinh nghiệm hay, thiết thực nhằm phục vụ cho bản thân và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *