Thông thường chúng ta thường thấy một doanh nghiệp thường hay lựa chọn năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1/N kết thúc vào ngày 31/12/N. Như vậy khi doanh nghiệp thay đổi kỳ kế toán từ năm dương lịch sang kỳ kế toán khác năm dương lịch thì doanh nghiệp phải làm như thế nào?
Căn cứ theo điều 103 thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 có hướng dẫn doanh nghiệp phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:
1. Việc thay đổi kỳ kế toán phải tuân thủ theo quy định của Luật kế toán. Khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới. Ví dụ như sau:
Doanh nghiệp | Kỳ kế toán cũ | Kỳ kế toán mới | Cách xử lý |
Lập BCTC theo năm dương lịch
(từ 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015) |
Lập BCTC bắt đầu
từ 01/04/2016 đến 31/03/2017. |
Doanh nghiệp phải lập BCTC cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán (Lập BCTC riêng cho giai đoạn 01/01/2016 đến 31/3/2016) |
|
Năm 2015 | Năm 2016 | 01/01/2016-31/3/2016 |
2. Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.
3. Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.
Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, khi trình bày cột “Kỳ trước” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu từ ngày 1/4/2015 và kết thúc ngày 31/3/2016, doanh nghiệp phải trình bày số liệu của giai đoạn từ 1/4/2014 đến 31/3/2015.
Để làm tốt hơn công việc hiện tại, mời các bạn tham khảo lớp KẾ TOÁN TỔNG HỢP và KẾ TOÁN THUẾ tại Kế Toán Kimi.
Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!
- Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
- Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
- Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.
- Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.