QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ LAO ĐỘNG
Bước 1:
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ nộp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoạt động gồm các hồ sơ sau:
1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (1 bản)
2. Bản khai trình sử dụng lao động (04 bản): Mẫu khai trình việc sử dụng lao động khi mới bắt đầu hoạt động là Mẫu số 05 Ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014 của Bộ lao động thương binh và xã hội.
3. Giấy giới thiệu của doanh nghiệp và CMND cá nhân của người đại diện (nếu có)
Bước 2:
Cơ quan quản lý kiểm tra hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định sẽ viết Phiếu hẹn trả kết quả, trên giấy hẹn cán bộ ghi mã của đơn vị. Nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho đại diện doanh nghiệp hoàn thiện bổ sung.
Bước 3:
Đến ngày trên phiếu hẹn đơn vị đến Phòng Lao Động và Thương Binh Xã Hội nhận kết quả bao gồm: 03 bản Khai trình sử dụng lao động có chữ ký và đóng mộc xác nhận của Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội.
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI LẦN ĐẦU
Hiện nay việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động là bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi có ký kết hợp đồng lao động. Căn cứ theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017 có quy định về đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:
Thành phần hồ sơ
- Đối với Người lao động
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người tham gia chưa được cấp mã số BHXH hoặc điều chỉnh thông tin hoặc truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
- Giấy tờ chứng minh đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có) theo Phụ lục 03.
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đăng ký đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH.
- Đối với doanh nghiệp:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS) đối với đơn vị tham gia lần đầu; đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến; đơn vị thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT.
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Phiếu giao nhận hồ sơ 600 thì hồ sơ để doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu gồm có:
- Trong trường hợp người lao động chưa có số bảo hiểm xã hội thì cần nộp tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS ( 1 bản/1 người)
- Trường hợp người lao động thuộc đối tượng có mức hưởng bảo hiểm y tế cao hơn so với mức hưởng bình thường 80% của người lao động thì nộp giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn ( theo Mục I Phụ lục 3 – QĐ 595 ( nếu có)
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng
- Trường hợp đã hưởng trợ cấp BHXH 1 lần trước ngày 01/01/2016 còn quá trình đóng BHTN chưa hưởng thì nộp thêm mẫu giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng ( mẫu C15-TS)
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS)
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS) (Trường hợp đơn vị đăng ký tham gia lần đầu; chuyển địa bàn đóng BHXH, BHYT hoặc có thay đổi thông tin)
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)
Về thời hạn nộp hồ sơ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
“a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội”
Do đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động thì doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Nơi nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của cơ quan BHXH cấp quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc thực hiện nộp qua mạng.
Bài viết cập nhật ngày 15/12/2017
Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!
- Nếu bạn chưa từng học kế toán hoặc đã quên nhiều, hãy bắt đầu từ lớp Nguyên lý kế toán;
- Nếu bạn muốn học Kế toán quản trị, bạn nên học Thành Nghề Kế toán
- Nếu bạn muốn xử lý lợi nhuận, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Thuế chuyên sâu.
- Nếu bạn muốn thành đạt hơn trong nghề nghiệp, bạn nên học Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính.