Quốc hội ban hành Nghị quyết 41/2017/QH14 vào ngày 20 tháng 6 năm 2017 về việc thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13. Theo đó, từ 01/01/2018 Bộ luật Hình sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Bài viết này Kimi chia sẻ về Điều 216 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động như sau:

Trường hợp 1: Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

Trường hợp 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Trường hợp 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Nếu pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Trường hợp 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

03

KẾ TOÁN KIMI TRAINING với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm, nhiệt tình và đây nhiệt huyết, cùng phương châm ” Thành thạo giúp tiết kiệm thời gian” KIMI CAM KẾT mang lại sự hài lòng nhất cho các học viên Kimi!

???????? Nếu bạn chưa từng học kế toán, muốn đi làm ngay sau khóa học, bạn hãy bắt đầu với khóa Thực Hành Nghề Kế Toán Trọn Gói

???????? Nếu bạn là sinh viên năm cuối/ sinh viên mới ra trường/ kế toán viên muốn cập nhật luật mới, bạn nên học Khóa Nghề Kế Toán Dành Cho SV Chuyên Ngành

???????? Nếu bạn muốn báo cáo thuế, giảm thuế, tránh thuế, bạn nên học lớp Kế Toán Thuế Thực Hành.

???????? Nếu bạn muốn lập Báo Cáo tài Chính, bạn nên học Kế toán Tổng Hợp Thực Hành.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO KIMI

KIMI TRAINING 780/14H Sư Vạn Hạnh nối dài – P12 – Q10

(gần sân banh Tiểu Ngư – Karaoke FYou 2 – Bệnh viện 115)

SĐT: (028)6299 7058 – 094.995.8386 – 0981.642.939

Zalo/Hotline: 0944.973.111

Email: [email protected]

Thời gian làm việc: 8h00-12h00; 14h00-21h00 Thứ 2 đến thứ 7

LỊCH KHAI GIẢNG THƯỜNG XUYÊN

CÁC KHÓA THỰC HÀNH KHÁC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *